Thức ăn thừa từ bữa tiệc có thể để tủ lạnh trong bao lâu?

Các bữa tiệc là một phần không thể thiếu trong mùa lễ hội, nhưng khi thức ăn không được bảo quản đúng cách, chúng có thể dẫn đến bệnh tật và ảnh hưởng đến sức khoẻ.

A composite image of a cheese platter and pile of cooked red prawns

Experts say you shouldn't keep fresh seafood in the fridge for very long and should try to eat it straight away. Source: SBS

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết chính xác thời hạn lưu trữ các loại thức ăn thừa như salad hoặc tôm trong tủ lạnh nhà mình.

Các chuyên gia an toàn thực phẩm cảnh báo rằng thời hạn này ngắn hơn bạn nghĩ, và nhấn mạnh thực phẩm càng trở nên nguy hiểm hơn khi thời tiết nóng.

Khi thực phẩm không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp hoặc bị ôi thiu, chúng có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia nhằm giúp bạn tránh trở thành một trong số 4,67 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm mỗi năm tại Úc.

Bạn có thể giữ thức ăn thừa trong tủ lạnh trong bao lâu?

Theo Hội đồng Thông tin An toàn Thực phẩm (FSIC), lý tưởng nhất là ăn thực phẩm đã nấu chín ngay trong ngày.

Nhà vi sinh vật học thực phẩm tại CSIRO, Tiến sĩ Rozita Spirovska Vaskoska, nói với SBS News rằng bốn ngày là thời hạn lưu trữ thực phẩm nấu chín trong tủ lạnh. Sau đó thực phẩm sẽ trở nên không an toàn.

Tuy nhiên, người phát ngôn Lydia Buchtmann của FSIC nói với SBS News rằng, tủ đông có thể trở nên hữu dụng, và nhiều loại thực phẩm có thể được bảo quản trong đó tới ba tháng.

Để quản lý tốt hơn việc lưu trữ thực phẩm và thức ăn thừa, bà Buchtmann khuyên rằng ngay từ đầu không nên mua quá nhiều thực phẩm và nấu với số lượng nhiều hơn mức cần thiết.

“Không ai trong chúng ta muốn lãng phí thực phẩm, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng chi phí sinh hoạt.”
The inside of a refrigerator full of healthy food. There are lots of fruit and vegetables.
Experts say you should put leftover food in the fridge or freezer as soon as possible. Credit: Karen Moskowitz

Làm thế nào để giữ an toàn thực phẩm trong dịp nghỉ lễ?

Lời khuyên của các chuyên gia là, hãy cất thức ăn thừa vào tủ lạnh hoặc tủ đông càng sớm càng tốt và đừng để thức ăn dưới ánh nắng mặt trời bất cứ lúc nào.

Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ từ 5C đến 60C, đó là lý do tại sao thực phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới 5C ngay khi nó bắt đầu nguội sau khi nấu chín, để tránh cái mà các nhà khoa học gọi là “vùng nguy hiểm”.

Đối với các loại thực phẩm giàu tinh bột như gạo và khoai tây, vi khuẩn gây ngộ độc có thể bắt đầu phát triển rất nhanh trong vùng nguy hiểm và nên cất vào tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Hầu hết các tủ lạnh được thiết lập ở mức dưới 5C, nhưng nếu mở cửa thường xuyên, nhiệt độ bên trong tủ lạnh có thể tăng lên mức không an toàn.

Bà Buchtmann gợi ý nên “tìm một nhiệt kế tủ lạnh và hạn chế số lần mở cửa”.

Việc cho đồ uống vào xô hoặc bồn nước đá có thể làm giảm nhu cầu sử dụng tủ lạnh.

Tương tự, bà khuyên mọi người nên sử dụng nhiệt kế đo thịt khi nấu ăn để bảo đảm thịt chín hoàn toàn nhằm tiêu diệt mọi vi khuẩn.
Crispy baked chicken with potatoes - close up.
Cooking a chicken with stuffing can increase cooking time. Source: Getty / SimpleImages
Thịt gia cầm có nhân nhồi bên trong có thể làm chậm quá trình nấu và tăng nguy cơ ăn phải thịt sống.

Các món thịt sống cũng có thể gây nguy hiểm, đặc biệt đối với một số nhóm người.

Bà Vaskoska cho biết thịt nguội hiện nay thường được làm với ít muối hơn trước, điều đó có nghĩa là nó sẽ không để được lâu và nên được bảo quản trong hộp đựng hoặc “túi giăm bông” bằng vải.

Có rất nhiều việc phải làm trong nhà bếp khi chuẩn bị những bữa tiệc lớn, nhưng vấn đề vệ sinh cần phải được ưu tiên hàng đầu.

Mọi người cần “rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn, một lần nữa sau khi chạm vào thịt, và một lần nữa trướckhi chạm vào bất cứ thứ gì sẽ được ăn sống, chẳng hạn như salad”.

Ai có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nặng nhất?

Bà Buchtmann cho biết một số nhóm người có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng hơn khi mắc các bệnh do thực phẩm gây ra.

Những người này bao gồm những người bị suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai.

“Hầu hết chúng ta có thể vượt qua bệnh này, nhưng những nhóm người này không có hệ miễn dịch mạnh mẽ, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Họ phải nghĩ đến đứa bé chưa chào đời,” bà nói.

Cách chẩn đoán và xử lý ngộ độc thực phẩm

Bà Vaskoska cho biết các bệnh do thực phẩm gây ra là do độc tố hoặc có thể là nhiễm trùng đường tiêu hóa.

“Các triệu chứng thường biểu hiện trong ít nhất hai giờ, nhưng tối đa có thể lên đến một tháng hoặc thậm chí vài tháng sau,” bà nói.

“Các triệu chứng như nôn mửa hoặc tiêu chảy sẽ xuất hiện bình thường trong 24 giờ, nhưng có thể phải mất đến một tuần chúng mới xuất hiện.”

Hầu hết mọi người không cần trợ giúp y tế đối với các bệnh do thực phẩm gây ra, nhưng cần bảo đảm duy trì lượng chất lỏng nạp vào cơ thể.

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share
Published 27 December 2023 1:05am
By Madeleine Wedesweiler
Presented by Đăng Trình
Source: SBS


Share this with family and friends