Key Points:
- Giới chức Canada đã ban hành các hướng dẫn mới về lượng rượu bia tiêu thụ mỗi tuần.
- Canada cũng khuyến nghị dán nhãn cảnh báo về sức khỏe trên tất cả đồ uống có cồn.
- Các chuyên gia y tế Úc đã gọi hành động này là một bước đi đúng hướng.
Giới chức y tế Canada đã ban hành các hướng dẫn mới về việc uống rượu bia, khuyến nghị chỉ uống từ một đến hai ly tiêu chuẩn mỗi tuần.
Canada cũng đề xuất việc bắt buộc dán nhãn cảnh báo về sức khỏe đối với tất cả các loại đồ uống có cồn.
Đây là một sự thay đổi đáng kể so với các hướng dẫn năm 2011, vốn giới hạn việc tiêu thụ rượu bia ở mức 10 đồ uống tiêu chuẩn cho phụ nữ và 15 đồ uống cho nam giới, tương tự như ở Úc.
Một số chuyên gia y tế công cộng ở Úc đã hoan nghênh hành động này là một bước đi đúng hướng phản ảnh các bằng chứng hiện tại về tác hại của rượu bia.
Hướng dẫn mới của Canada là gì?
“” của Canada dựa trên một dự án kéo dài hai năm của Trung tâm Canada về Sử dụng Chất kích thích và Nghiện (CCSA), vốn xem xét gần 6.000 nghiên cứu được bình duyệt và có sự tham gia của 23 nhà khoa học.
Báo cáo kết luận nguy cơ gây hại từ rượu bia là “thấp” đối với những người chỉ uống hai ly tiêu chuẩn hoặc ít hơn mỗi tuần.
Nguy cơ tăng lên mức “vừa phải” đối với những người uống từ ba đến sáu ly tiêu chuẩn mỗi tuần, và khả năng phát triển một số loại ung thư tăng lên.
Đối với những người uống từ bảy ly trở lên, nguy cơ “ngày càng cao” và khả năng mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cũng tăng lên.
Theo hướng dẫn, một thức uống tiêu chuẩn được định nghĩa là một chai bia 341ml (5% cồn), một ly rượu vang 142ml (12% cồn) hoặc 43ml rượu mạnh (40% cồn).
Ở Úc, một ly tiêu chuẩn được định nghĩa là chứa 10g cồn.
Điều gì dẫn đến sự thay đổi này?
“Rõ ràng là không bao giờ là quá trễ để thực hiện các thay đổi,” giám đốc điều hành CCSA, bác sĩ Alexander Caudarella cho biết. “Việc giảm tiêu thụ rượu bia lúc nào cũng có lợi.”
Giáo sư Emmanuel Kuntsche, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách về Rượu bia thuộc Đại học La Trobe, cho biết các hướng dẫn mới là một “bước đi đúng hướng”.
“Họ không chỉ giảm lượng đồ uống có cồn được khuyến nghị, mà còn thừa nhận rằng việc uống rượu bia, dù với bất kỳ liều lượng nào, cũng đều có hại,” ông nói với . “Cả hai khuyến nghị đều thực sự quan trọng nhìn từ góc độ sức khỏe cộng đồng.”
Ông cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc uống rượu bia với liều lượng thấp vẫn gây ra một mức độ rủi ro nhất định. , được công bố trên tạp chí Lancet Public Health hồi đầu tháng này, cũng kết luận rằng không có mức tiêu thụ rượu bia nào là an toàn cho sức khỏe.
Giáo sư Simone Pettigrew đến Viện Sức khỏe Toàn cầu George đồng ý rằng ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh luận điểm này.
“Các phân tích tổng hợp quy mô lớn đang cung cấp bằng chứng mới cho thấy những rủi ro liên quan đến việc uống rượu bia,” bà nói với SBS News.
Bà Clare Hughes, chủ tịch ủy ban dinh dưỡng, rượu và hoạt động thể chất thuộc Cancer Council, cho biết các chuyên gia đang tìm hiểu thêm về những rủi ro liên quan đến ung thư.
“Điều này dường như đang cung cấp nhiều định hướng hơn cho các lời khuyên mà cộng đồng nhận được về lượng rượu bia mà họ có thể uống,” bà nói.
“Cốt lõi của toàn bộ cuộc thảo luận là mức độ rủi ro nào có thể chấp nhận được,” Giáo sư Kuntsche nói.
Còn hướng dẫn của Úc thì sao?
Các hướng dẫn của Úc nhằm giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc uống rượu bia đã được sửa đổi vào tháng 12/2020, khuyến nghị đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh không nên uống quá 10 ly tiêu chuẩn mỗi tuần và không quá 4 ly mỗi ngày.
“Bạn uống rượu bia càng ít thì nguy cơ càng thấp.”
Giáo sư Kuntsche cho biết những hướng dẫn sửa đổi này hạn chế hơn so với những hướng dẫn trước đó.
“Nhưng các quốc gia như Canada đang tiến xa hơn trong lĩnh vực này. Tôi thực sự hoan nghênh cách tiếp cận của họ đối với các hướng dẫn thậm chí còn bảo thủ hơn,” ông nói.

The new guidelines represent a major shift from Canada's previous 2011 guidelines. Source: Pixabay
Những lời kêu gọi bắt buộc dán nhãn cảnh báo về sức khoẻ
Báo cáo cũng khuyến nghị bắt buộc dán nhãn cảnh báo về sức khoẻ đối với tất cả đồ uống có cồn.
Các bằng chứng đã chỉ ra rằng nhãn cảnh báo bổ sung có thể nâng cao nhận thức của công chúng về mối liên hệ với bệnh ung thư và giảm mức tiêu thụ rượu bia.
Giáo sư Pettigrew cho biết điều này cũng đã được đề xuất một thời gian ở Úc nhưng vẫn chưa có kết quả.
“Phải mất hơn một thập niên để nhãn cảnh báo đối với phụ nữ mang thai được chấp thuận cho đồ uống có cồn ở Úc,” bà nói.
Còn bà Hughes thì cho biết Cancer Council hiểu rõ vai trò của nhãn cảnh báo trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhưng đây không phải là cách duy nhất để người tiêu thụ nhận thức được các rủi ro liên quan đến rượu bia.
“Không chỉ là nhãn dán – cần phải có một chiến lược lớn hơn nhằm nâng cao nhận thức về các tác hại liên quan đến rượu bia,” bà nói.
Úc nên làm gì trong tương lai?
Giáo sư Pettigrew hy vọng Úc “sẽ tiếp tục đi theo hướng tương tự với các hướng dẫn của chúng ta nhằm bảo đảm cộng đồng hiểu được những rủi ro liên quan đến việc uống rượu bia.”
Đối với Giáo sư Kuntsche, việc thảo luận liên tục về các hướng dẫn và bằng chứng mới là rất quan trọng để thay đổi thói quen uống rượu bia về lâu dài.
Một khảo sát năm 2019 cho thấy khoảng ba phần tư người Úc từ 14 tuổi trở lên đã uống rượu bia trong 12 tháng trước đó.
Gần như cứ hai người thì có một người (45%) chấp nhận việc người lớn uống rượu bia thường xuyên – cao hơn bất kỳ loại chất gây nghiện nào khác.
“Nếu chúng ta tiếp tục thảo luận, tôi hy vọng người dân Úc sẽ chuyển sang các chuẩn mực tiêu thụ hạn chế hơn – và trong bối cảnh này, các hướng dẫn là rất quan trọng,” Giáo sư Kuntsche nói.
Bà Hughes cho biết việc nâng cao nhận thức về các hướng dẫn và nâng cao nhận thức cộng đồng là rất quan trọng.
“Vẫn còn một chặng đường dài để thay đổi văn hóa uống rượu bia ở Úc,” bà nói.
Bộ Y tế Úc cho biết điều quan trọng là bảo đảm rằng người dân “được tiếp cận thông tin chính xác và rõ ràng về những gì họ tiêu thụ và tác động của nó, để đưa ra quyết định sáng suốt”.
“Việc tiêu thụ rượu bia góp phần dẫn đến một loạt các kết quả bất lợi cho sức khỏe và làm tăng đáng kể gánh nặng bệnh tật của Úc,” thông cáo viết.