Sydney Science Week năm nay có gì lạ?

Nhiều đề tài hấp dẫn từ cuộc chiến với vi khuẩn lờn kháng sinh, ở trên trái đất nhưng sống trên trời, tạo ra vật liệu mới từ vật liệu cũ, trồng rừng dưới đáy biển, người thổ dân giúp định hình lại cách đối phó biến đổi khí hậu.. sẽ được trình bày trong Tuần lễ Khoa học Quốc gia từ 13-21 tháng 8.

College student using laptop in science laboratory

College student using laptop in science laboratory

Hãy làm quen với người biết mọi thứ về khủng long - Tiến sĩ Karl, và dự khán buổi khám nghiệm tử thi T-Rex trên Đường mòn Khoa học Sydney - Mt Annan và Sydney.

Xem các loài lan quý hiếm, tìm hiểu về y học của người thổ dân sử dụng từ hàng ngàn năm trước và gặp gỡ các nhà khoa học từ Viện Khoa học Thực vật Úc tại Vườn Bách thảo Hoàng gia ở Sydney và Mt Annan.

Đường mòn Khoa học Sydney đã trở lại ở nhiều địa điểm trên toàn thành phố, với các hoạt động thân thiện với gia đình, triển lãm, hội thảo, các buổi diễn thuyết của các chuyên gia, trả lời khoa học ngớ ngẩn và còn nhiều nữa..
Space
Saum nruab ntug yees rov rau ntiaj teb - NASA Credit: Unsplash
Không ngừng khám phá vũ trụ để làm gì?

Vào thời điểm quan trọng của các cuộc khủng hoảng quy mô trên hành tinh chúng ta, những câu hỏi đặt ra xung quanh khả năng và triển vọng của loài người sống trong không gian càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh này, cần phải hình dung ra sự đa dạng của các tương lai trong không gian và hiểu rõ cách lịch sử lập lại khi các tác hại đang diễn ra con người lạm dụng thiên nhiên.

Nếu bạn có thời gian hãy dành một ngày từ sáng đến chiều ngày 18/8 tại để nghe các cuộc diễn thuyết.

Ở trên trái đất nhưng sống trên trời? Chúng ta có thể học được gì về không gian và về nhau nếu chúng ta bắt đầu và tiếp tục với kiến thức, đồ vật và nền văn hóa ngoài truyền thống của thế giới phương Tây, ví dụ chiêm tinh học của người thổ dân?

Cứu hành tinh bằng cách làm vườn dưới nước

Duyên hải tiểu bang New South Wales có nhiều đồng cỏ biển dưới nước có nguy cơ tuyệt chủng đang rất cần được phục hồi.
Bream+swimming+over+Posidonia_Dave Harsti.jpg
Đồng cỏ biển posidonia australis cung cấp môi trường sống cho các loài thủy sinh bản địa, cải thiện chất lượng nước, giúp ổn định đáy biển và có thể thu giữ carbon nhanh hơn 35 lần so với rừng nhiệt đới.

Các chuyên gia từ chia sẻ khoa học đằng sau việc khôi phục các môi trường sống này ở các cửa sông NSW thông qua các cuộc hội thảo, chuyến đi thực tế và các dự án nghệ thuật hợp tác.

Tập trung vào các đồng cỏ biển dưới nước được tìm thấy ở hai trong số các khu vực ven biển phát triển nhất của NSW, các bạn tham gia sẽ tìm biết kiến thức và kỹ năng để có thể trở thành những nhà khoa học tích cực cứu hành tinh chúng bằng cách làm vườn dưới đáy biển.

Nhiều đề tài hấp dẫn khác

Thắc mắc các công ty công nghệ lớn thao túng và thuyết phục chúng ta thế nào? Hãy nghe Tiến sĩ James Williams nói chuyện tại Powerhouse Ultimo hôm 19/8.

Là một cựu kỹ sư của Google sau trở thành nhà đạo đức thiết kế, Tiến sĩ Williams tin rằng chúng ta cần hiểu sâu hơn về những gì đang bị đe dọa trong các tương tác của chúng ta với thế giới kỹ thuật số để chúng ta có thể bảo vệ sự chú ý của mình và việc thương mại hóa nó.

Tìm hiểu cách người thổ dân bảo vệ môi trường từ hàng ngàn năm trước, là kiến thức có thể giúp định hình lại cách ứng phó của Úc với biến đổi khí hậu. Diễn giả Victor Steffensen của Firesticks Alliance nói chuyện tại Powerhouse Ultimo ngày 19/8.

Đến năm 2050, nhiễm trùng các loại kháng thuốc kháng sinh được dự báo sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, với khoảng 10 triệu ca tử vong hàng năm. Giáo sư Jon Iredell thuộc Sydney University giải thích thêm các nghiên cứu những liệu pháp không dùng kháng sinh, vào ngày 19/8 tại

SSF demo.jpg
Powerhouse Ultimo

Share
Published 16 August 2022 6:00pm
Updated 17 August 2022 10:21am
By Quốc Vinh
Source: SBS

Share this with family and friends