Thượng Nghị sĩ tuyên bố rỗng tuếch khi chối bỏ khoa học khí hậu

Malcolm Roberts claims that nature alone controls the level of carbon dioxide in the atmosphere.

Malcolm Roberts claims that nature alone controls the level of carbon dioxide in the atmosphere. Source: Darren England/AAP IMAGES

NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC TUYÊN BỐ

Không có bằng chứng là CO2 (thán khí) trực tiếp gây nên bất kỳ sự biến đổi vào về khí hậu.

NHẬN ĐỊNH CỦA AAP FACTCHECK

Sai. Nhiều cơ quan và nghiên cứu khoa học đã phát hiện thấy là sự gia tăng của CO2 trong bầu khí quyển đã làm biến đổi khí hậu.

Thượng Nghị sĩ của One Nation (Đảng Một Quốc gia), Malcolm Roberts, tuyên bố rằng không có “bằng chứng thực tế trực tiếp liên kết CO2 là nguyên nhân trực tiếp của bất kỳ sự biến đổi nào về khí hậu”.

Một trang trên trang mạng của thượng nghị sĩ nhan đề , nói rằng không có “sự biện hộ khoa học” cho chính sách của chính phủ làm giảm việc thải thán khí. "Tôi biết không có dữ liệu khoa học hợp lệ chứng minh nguyên nhân và hậu quả thán khí do con người gây ra và tình trạng tăng nhiệt độ,” ông tuyên bố.

Sự khẳng định của thượng nghị sĩ của Queensland này là sai và bỏ qua hàng thập niên của những nghiên cứu về khí hậu bao gồm các quan sát thực tế về nhiệt độ của bề mặt trái đất và đại dương. Ông chối bỏ hoạt động của con người đang ảnh hưởng đến khí hậu, nhưng từ chối đưa ra bằng chứng hỗ trợ cho tuyên bố của mình.

(Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu), một cơ quan của Liên Hợp Quốc, ước tính rằng các hoạt động của con người đã khiến tình trạng nóng ấm toàn cầu tăng khoảng 1°C trên các mức của thời kỳ tiền công nghiệp, có thể cao hơn từ 0,8°C đến 1,3°C.

"Tình trạng tăng liên tục của nồng độ CO2 trong khí quyển trong suốt thời đại công nghiệp rõ ràng là do việc xả thán khí từ các hoạt động của con người," kết luận.

Báo cáo này nói rằng sự tác động của con người đã làm bầu khí quyển, đại dương và đất ấm lên, tất cả đã phải hứng chịu "một lượng khí thải CO2 gần như liên tục từ các hoạt động của con người trong suốt sáu thập niên qua".

Báo cáo này lưu ý rằng nồng độ CO2 trong khí quyển đã tiếp tục tăng lên suốt từ năm 2011, đến mức trung bình hàng năm là 410 phần trên một triệu (ppm) đối với CO2.

trên trang mạng của US National Oceanic and Atmospheric Administration (NOAA) ((Cơ quan Quản lý Khí Quyển và Đại Dương) Hoa Kỳ) nói rằng trong suốt 60 năm qua, mức CO2 đã tăng khoảng 100 lần nhanh hơn so với mức tăng tự nhiên trước đó, và đây “chủ yếu là do nhiên liệu hóa thạch mà con người đang đốt để tạo ra năng lượng”.

(Dự án Than đá Toàn cầu), một đối tác của (Chương trình Nghiên cứu Khí hậu Thế giới) cho ra các nghiên cứu làm cơ sở cho (Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu) phát hiện thấy rằng mức độ thải CO2 toàn cầu đã tăng khoảng 4,3 phần trăm trong năm 2021 so với năm trước đó.

cho thấy mức CO2 trong khí quyển lên tới 418 phần trên một triệu (ppm) trong tháng 1 năm nay, mức cao nhất trong ít nhất 800.000 năm. Cơ quan vũ trụ Hoa kỳ nhận định rằng các hoạt động của con người đã làm tăng rõ rệt mức CO2 trong bầu khí quyển của Trái Đất.

đối chiếu các kết quả đo lường trực tiếp đều đặn về mức CO2, trong đó có , có các lưu trữ lâu nhất với các kết quả đo lường từ năm 1958. Các lưu trữ thời kỳ đầu về mức CO2 đã được phát triển dựa vào các lõi băng đá vốn chứa đựng , đã cung cấp dữ liệu của từ 800.000 năm trước.

Cơ quan khoa học quốc gia của Úc, góp phần vào tình trạng nóng ấm toàn cầu do con người gây nên. của cơ quan này nêu chi tiết làm thế nào CO2 tích lũy lại quyết định “tốc độ và quy mô của tình trạng nóng ấm bề mặt trung bình toàn cầu trong suốt thế kỷ này và tiếp sau đó" (trang 18).

(Viện Hàn Lâm Khoa học Úc) cho rằng những thay đổi của nhiệt độ khí hậu là do sáu nguyên nhân. Hai nguyên nhân (những thay đổi bất thường của hệ mặt trời và những đợt phun trào của núi lửa) là “hoàn toàn tự nhiên”, trong khi bốn nguyên nhân kia chủ yếu do những tác động của con người (các mức tăng của CO2 trong khí quyển và các khí gây hiệu ứng nhà kính tồn tại lâu dài khác; các mức tăng của các khí gây hiệu ứng nhà kính tồn tại trong thời gian ngắn khác; những thay đổi về mức độ bao phủ của đất và mức tăng của các chất phun, xịt).

Các nhà khoa học về khí hậu cho AAP FactCheck biết rằng tuyên bố của Thượng Nghị sĩ Roberts là không đáng tin cậy khi xét đến sức nặng áp đảo của các chứng cứ.

"Có nguyên cả một lĩnh vực khoa học khí hậu được gọi là 'phát hiện và quy chiếu' nhằm một cách chính xác phát hiện ra những thay đổi về khí hậu quan sát được mà có thể là khác thường hoặc không thể chỉ do biến động tự nhiên không thôi, và thẩm định xem khả năng ở mức độ nào những thay đổi này là kết quả của những thay đổi của khí gây hiệu ứng nhà kính" , của Climate Change Research Centre (Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu) thuộc UNSW Sydney (Đại học New South Wales Sydney), nói trong một thư điện tử.

"Nhiều thay đổi đã được xác định, bắt đầu là tình trạng nóng ấm lên ở mức 1,1C kể từ giữa thế kỷ 19, đó là mức độ quá lớn ra ngoài biên độ thay đổi tự nhiên theo thời gian nhưng lại hoàn toàn nhất quán với những lường biết trước là do khí gây hiệu ứng nhà kính tăng lên."

, một giáo sư về khoa học khí hậu tại Research School of Earth Sciences (Đại học Nghiên cứu Khoa học Trái Đất) thuộc ANU (Đại học Quốc gia Úc), cho AAP FactCheck rằng nhận định của thượng nghị sĩ này “đơn giản là sai” và việc đốt nhiên liệu hóa thạch đã làm tăng đột ngột lượng CO2 trong khí quyển "đẩy mạnh hiệu ứng nhà kính tự nhiên của Trái Đất".

"Lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển tăng lên đang làm giảm năng lượng do Trái Đất tỏa ra trong vũ trụ hơn, khiến cho khí hậu bề mặt của Trái Đất nóng ấm,” bà nói trong một thư điện tử.

AAP FactCheck đã yêu cầu văn phòng của Thượng Nghị sĩ Roberts’ cho biết nguồn của tuyên bố này của ông và qua thư điện tử, văn phòng của ông đã trả lời bằng một lá thư dài 84 trang mà ông đã gửi đến thủ tướng và các lãnh đạo chính trị khác vào tháng 10 năm 2021. Trong lá thư có những chỉ trích đến các nghiên cứu mà CSIRO, Bureau of Meteorology (Nha Khí tượng) và IPCC dựa vào, nhưng không có bằng chứng trực tiếp mâu thuẫn với sự nhất trí khoa học về vai trò của than đá trong tình trạng nóng ấm toàn cầu.

Thượng Nghị sĩ Roberts đã đưa ra tuyên bố này trước kia, bao gồm trong vào năm 2016 và trong một vào cùng năm đó. Trong một , ông tranh cãi về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch có bất kỳ tác động nào đến lượng CO2 trong khí quyển và tuyên bố rằng chỉ thiên nhiên mà thôi có thể kiểm soát mức CO2, điều mà AAP FactCheck . Các tuyên bố của thượng nghị sĩ này về các nhà máy phát điện sử dụng than đá và khí mê-tan còn được kiểm tra .

Nhận định Cuối cùng

Nhiều tổ chức và nghiên cứu khoa học đã phát hiện thấy rằng mức tăng và thành phần đáng kể của CO2 đã làm biến đổi khí hậu bằng cách khiến cho nhiệt độ bầu khí quyển, đại dương và đất nóng lên. Các nhà khoa học về khí hậu đã cho AAP FactCheck biết là mức tăng của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, trong đó có CO2, trong bầu khí quyển đã gây nên tình trạng nóng ấm toàn cầu.

Sai – Tuyên bố này không chính xác.

Ghi chú của biên tập viên: Với sự hỗ trợ của Australian Conservation Foundation (Quỹ Bảo tồn Úc Châu), AAP FactCheck đã mở rộng khả năng của mình trong việc kiểm tra dữ kiện thực tế về các vấn đề môi trường. AAP FactCheck có sự độc lập đầy đủ về việc biên tập trong dự án này và tiếp tục áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt được đòi hỏi đối với các thành viên được công nhận của (Mạng lưới Quốc tế về Kiểm tra Dữ kiện Thực tế).


Share
Published 18 February 2022 4:32pm
Updated 18 February 2022 11:11pm
By AAP FactCheck
Source: AAP


Share this with family and friends