Theo trang , rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em, và tỷ lệ rotavirus được ghi nhận ở NSW trong năm nay hiện cao gấp năm lần so với tỷ lệ thường thấy.
Cha mẹ và người chăm sóc thường nhận được rất nhiều lời khuyên trái ngược về việc nên cho trẻ ăn gì trong thời gian nhiễm bệnh. Sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia.
Chế độ ăn BRAT là gì?
Một trong những chế độ ăn kiêng phổ biến nhất dành cho những người mắc bệnh viêm dạ dày ruột là BRAT, viết tắt của chuối (banana), gạo (rice), sốt táo (applesauce) và bánh mì nướng (toast). Đây là những món ăn không nêm gia vị và được cho là dễ tiêu hoá.
Chế độ ăn này được nhắc đến lần đầu tiên trong về việc điều trị “nhiễm độc đường ruột” ở trẻ em.
Chế độ ăn BRAT từng được khuyến nghị trong quá khứ nhưng đã không còn được ưa chuộng trong vài thập niên qua.
Chuối và táo chứa nhiều tinh bột gọi là pectin, có thể tạo thành gel, . Đặc biệt, có tác dụng giảm tiêu chảy ở trẻ em. Chuối cũng , giúp thay thế lượng kali bị mất do tiêu chảy.

Credit: Unsplash
Việc sử dụng táo để điều trị bệnh tiêu chảy được cho là , nơi một y tá tên là Frieda Klimsch sử dụng loại trái này để điều trị bệnh kiết lỵ (một dạng viêm dạ dày ruột nghiêm trọng) trong bệnh viện.
Vào thập niên 1930, người ta nhận thấy , và vì vậy họ đã gọt bỏ vỏ táo. Táo bào (grated apple) được sử dụng để trong cùng thời kỳ.
Sau đó, sốt táo được khuyên dùng cho những người mắc bệnh viêm dạ dày ruột ở Hoa Kỳ và xuất hiện trong chế độ ăn BRAT. cũng tỏ ra hiệu quả đối với những trẻ em bị mất nước nhẹ do viêm dạ dày ruột.

Credit: Unsplash
Vì sao chế độ ăn BRAT trở nên lỗi thời?
Trong hơn 20 năm qua, hầu hết các chuyên gia y tế đã đi đến kết luận rằng chế độ ăn BRAT là không lành mạnh trong việc điều trị bệnh viêm dạ dày ruột vì , vốn rất cần thiết cho quá trình hồi phục.
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn bình thường không làm trầm trọng thêm bệnh viêm dạ dày ruột. Vì vậy, không cần phải hạn chế chế độ ăn của trẻ em.
Sự hấp thụ chất béo, lactose và sucrose , vì vậy nên tránh các loại thực phẩm béo và thực phẩm chứa nhiều đường (bao gồm nước ngọt và nước trái cây) vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Vậy nên ăn gì khi mắc bệnh viêm dạ dày ruột?
bao gồm trái cây, rau, thịt nạc, sữa chua, lúa mì, gạo, bánh mì, khoai tây và ngũ cốc.
Nếu con mắc bệnh viêm dạ dày ruột nhẹ, các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước và sữa, đồng thời hạn chế uống nước ép trái cây và đồ uống có ga.
đã kết luận rằng việc sử dụng men vi sinh (Saccharomyces boulardii) và bổ sung kẽm có thể giúp ích trong quá trình hồi phục sau viêm dạ dày ruột, giảm thời gian tiêu chảy cũng như khối lượng phân.
Nếu các triệu chứng hoặc tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng, các bậc cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ gia đình hoặc đến khoa cấp cứu của bệnh viện gần nhất.