Trung tâm chống lừa đảo quốc gia đã đưa ra cảnh báo sau khi nhận được các báo cáo ban đầu về các vụ lừa đảo nhắm vào người hâm mộ của Matilda trên mạng xã hội, bao gồm gian lận bán vé và đường dẫn (link) giả mạo để xem trực tiếp các trận đấu.
“Có thể hiểu được, người Úc được truyền cảm hứng từ thành công phi thường của Matildas, nhưng người hâm mộ nên rất cẩn thận khi mua vé vào phút cuối cho các sự kiện cực kỳ nổi tiếng như vòng chung kết World Cup,” Phó Chủ tịch ACCC Catriona Lowe cho biết.
Chúng tôi đã thấy các báo cáo ban đầu về hoạt động lừa đảo, đặc biệt là trên Facebook. Kẻ lừa đảo trả lời các bài đăng của những người đang kiếm vé xem trận đấu và dùng những tài khoản Facebook đã bị đánh cắp để bán những chiếc vé không tồn tại.Phó Chủ tịch ACCC Catriona Lowe
“Cũng đã có báo cáo về những kẻ lừa đảo tuyên bố rằng có vấn đề với khoản thanh toán và yêu cầu thực hiện lại,” bà Lowe nói thêm.
Bán vé lừa đảo hoạt động như thế nào
- Kẻ lừa đảo đăng hoặc liên hệ trực tiếp với người mua, thường là qua mạng xã hội, để nói rằng họ có sẵn vé để bán.
- Thông thường, họ sẽ gửi ảnh chụp màn hình hiển thị bằng chứng GIẢ về quyền sở hữu vé.
- Kẻ lừa đảo cũng có thể trả lời các bài đăng của những người đang tìm mua vé cho một sự kiện lớn.
Tự bảo vệ mình
Người tiêu dùng chỉ nên mua vé từ các đại lý bán vé được ủy quyền để bảo đảm mua được vé hợp pháp.
Trước khi mua vé, người tiêu dùng nên kiểm tra:
- có phải người bán vé được chính thức ủy quyền của sự kiện?
- có phải chỉ có một đại lý bán vé chính thức cho sự kiện?
- người bán vé xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm trực tuyến có phải đã trả tiền để đứng đầu danh sách?
- không mua vé từ trang web bắt đầu bằng http: và thận trọng khi mua vé từ trang web https:
Thêm thông tin về cách phát hiện một trang web lừa đảo có thể được tìm thấy trên trang mạng của chính phủ.
Lừa đảo phát trực tiếp các trận đấu thể thao
Ngoài các vụ lừa đảo bán vé, Trung tâm Chống Lừa đảo Quốc gia cũng đã nhận được báo cáo về hoạt động của những kẻ lừa đảo trên mạng xã hội, rao mời đường dẫn giả mạo được cho là từ đó có thể xem trực tiếp các sự kiện thể thao, bao gồm các trận đấu của FIFA Women's World Cup.
“Đây là một trò lừa đảo tương đối mới đang lan truyền trên mạng xã hội, trong đó những khán giả sẽ được nhắc nhấp chuột hay gõ vào một liên kết và nhập chi tiết thẻ tín dụng của họ để đăng ký dịch vụ phát trực tiếp,” bà Lowe cho biết.
“Trong hầu hết các trường hợp, những kẻ lừa đảo ăn cắp thông tin chi tiết về thẻ tín dụng và không cung cấp được nội dung đã đăng ký.”
Tự bảo vệ mình
Tìm hiểu kiểm tra về tổ chức hoặc người mà bạn đang giao dịch trước khi đưa tiền hoặc thông tin cá nhân của bạn cho bất kỳ ai.
Báo cáo bất kỳ hoạt động lừa đảo nào cho nền tảng nơi vụ lừa đảo đang diễn ra trực tiếp (ví dụ Facebook).
Báo cáo các vụ lừa đảo tới www.scamwatch.gov.au