Các ca bệnh sởi đang bùng phát ở Châu Âu. Liệu tiếp theo sẽ là Úc?

Một ca bệnh sởi có thể lây cho 18 người. Liệu sẽ có một đợt bùng phát tại Úc?

A nurse wearing scrubs and a surgical mask inserts a syringe into a child's shoulder

The MMR vaccine is safe and effective against measles, with NSW Health reminding residents it is free for anyone born after 1966. Source: AAP / Beltran Chepa

Key Points
  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc bệnh sởi ở Châu Âu.
  • Bộ Y tế NSW kêu gọi những cư dân đủ điều kiện hãy đi chủng ngừa và cảnh giác cao độ với các triệu chứng của bệnh sởi.
  • Một nhà dịch tễ học đang xem xét liệu sẽ có một đợt bùng phát ở Úc hay không.
Số ca mắc bệnh sởi ở Châu Âu đã tăng gấp 45 lần trong năm 2023 so với năm trước, gây lo ngại về một đợt bùng phát tương tự tại Úc.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về sự lây lan của căn bệnh truyền nhiễm này, sau khi số ca nhiễm hàng năm ở Châu Âu tăng từ 941 lên 42.200 chỉ trong 12 tháng.

Sởi là một loại virus rất dễ lây lan khi người bệnh người ho hoặc hắt hơi. Căn bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em, nhưng có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai.

Người dân ở phía tây Sydney được khuyên nên theo dõi các triệu chứng của bệnh sởi vào thứ Tư, sau khi một người trưởng thành mắc bệnh được xác nhận đã đi qua Sydney.

Vì sao số ca mắc bệnh sởi gia tăng?

Tiến sĩ Stefanie Vaccher, nhà dịch tễ học thuộc Viện Burnet, cho biết vấn đề với bệnh sởi là virus “thực sự dễ lây lan” trong không khí.

“Nó rất dễ lây cho người khác. Và vì vậy, một trường hợp có thể lây nhiễm tới 18 người khác”, tiến sĩ Vaccher nói với SBS News.

Cô cho biết để ngăn chặn một đợt bùng phát, “hầu như tất cả mọi người” không bị suy giảm miễn dịch đều cần cả hai liều vắc xin sởi-quai bị-rubella (MMR), vì căn bệnh này cần tỷ lệ chủng ngừa cao hơn 95%.

Tỷ lệ chủng ngừa bệnh sởi đã giảm trên toàn cầu. WHO cho biết 1,8 triệu trẻ sơ sinh ở Châu Âu đã không được tiêm phòng sởi trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022.

Tiến sĩ Vaccher cho biết có “khoảng trống trong số người chủng ngừa” vì nhiều lý do, bao gồm việc chậm trễ tiêm chủng do đại dịch cũng như ngành du lịch hoạt động trở lại, khiến nhiều người có nguy cơ mắc bệnh hơn.

“Có khoảng trống về số người được tiêm chủng. Một số nguyên nhân có thể là do các phòng khám và trung tâm y tế đóng cửa trong đại dịch COVID-19. Mọi người không muốn đến bác sĩ và có thể có sự chậm trễ trong việc tiêm chủng,” cô nói.

“Chúng ta cũng đang chứng kiến sự gia tăng trở lại của hoạt động du lịch… Và đặc biệt nếu họ đến những quốc gia nơi bệnh sởi đang bùng phát vào thời điểm hiện tại thì có nguy cơ mắc bệnh sởi thực sự.”

Liệu sẽ có một đợt bùng phát bệnh sởi ở Úc?

Tiến sĩ Vaccher cho biết chủng ngừa là cách duy nhất để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Cô cho biết mối nguy hiểm nằm ở việc mọi người không chủng ngừa, trong đó trẻ em đủ điều kiện tiêm liều đầu tiên khi được 12 tháng tuổi, vì nó tạo ra một nhóm người ngày càng tăng có nguy cơ mắc bệnh sởi.

Theo cô Vaccher, vùng Northern Rivers ở NSW có tỷ lệ chủng ngừa thấp nhất ở Úc, điều đó có nghĩa là nếu một người mắc bệnh sởi thì bệnh có thể lây lan nhanh chóng.

“Trái ngược với việc một người quay trở lại Úc và mọi người xung quanh họ đã được chủng ngừa, ngay cả khi họ mắc bệnh sởi, họ sẽ không lây hoặc truyền bệnh cho bất kỳ ai, vì không một ai có thể bị nhiễm bệnh,” cô nói.
Cô lưu ý rằng trẻ em từ sáu tháng tuổi trở lên có thể được chủng ngừa nếu đi du lịch đến một quốc gia có dịch bệnh sởi, trong đó có Châu Âu.

Bộ Y tế NSW kêu gọi tất cả người dân cảnh giác với các triệu chứng của bệnh sởi, xuất hiện từ 7 đến 18 ngày sau khi lây nhiễm, bao gồm sốt, sổ mũi, sưng mắt và ho.

Sau đó, trên da người bệnh có thể xuất hiện những đốm đỏ, lan từ đầu đến phần còn lại của cơ thể.

Nếu bạn cho rằng mình đã mắc bệnh sởi, giới hữu trách khuyên bạn nên liên lạc với bác sĩ gia đình và nói cho họ biết các triệu chứng của bạn trước khi đến, để họ có thể chuẩn bị và ngăn ngừa lây lan thêm.

WHO ước tính vắc-xin sởi đã giúp ngăn ngừa 56 triệu ca tử vong từ năm 2000 đến năm 2021.

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share
Published 26 January 2024 10:59am
By Ewa Staszewska
Presented by Đăng Trình
Source: SBS


Share this with family and friends