Đề xuất năng lượng hạt nhân của Liên đảng đã làm nổ ra một cuộc tranh luận về cách tốt nhất để bảo đảm nhu cầu điện của Úc với chi phí thấp trong tương lai.
Thủ lãnh đối lập Peter Dutton cam kết sẽ xây dựng các lò phản ứng hạt nhân tại địa điểm của bảy nhà máy nhiệt điện than đã ngừng hoạt động ở năm tiểu bang nếu đắc cử.
Ông Dutton chưa công bố chi phí cho kế hoạch của mình, nhưng cho biết lò phản ứng đầu tiên sẽ sẵn sàng hoạt động vào năm 2035 – nhanh hơn năm năm so với thời gian mà CSIRO ước tính – và sẽ do chính phủ liên bang sở hữu.
Một phúc trình từ CSIRO cho thấy có thể tốn đến 17 tỷ đô la và mất hơn 15 năm chỉ để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Úc – và điện từ năng lượng hạt nhân có thể mắc hơn ít nhất 50% so với năng lượng mặt trời và gió.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng mặc dù chi phí ban đầu đắt đỏ nhưng về lâu dài, năng lượng hạt nhân có thể giúp giảm giá điện tại Úc, giống như ở một số nước khác.
Vậy nếu Úc đi theo con đường năng lượng hạt nhân, thì chi phí năng lượng dự kiến sẽ là bao nhiêu?
Những quốc gia nào có nhà máy điện hạt nhân?
Theo phúc trình tháng 7/2023 của Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, có hơn 430 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động tại 32 quốc gia.
94 lò phản ứng của Hoa Kỳ tạo ra nhiều năng lượng hạt nhân nhất trên toàn cầu, nhưng nguồn năng lượng này chỉ chiếm 18% tổng sản lượng của cả nước.
Ngược lại, Pháp có 56 lò phản ứng hạt nhân, đáp ứng 65% nhu cầu năng lượng của nước này.

Source: SBS
Ông lấy ví dụ về trường hợp của Ba Lan, quốc gia sản xuất than lớn nhất Liên minh châu Âu, đã chuyển sang năng lượng hạt nhân như một nguồn năng lượng sạch hơn.
“Tình hình của Ba Lan tương tự như ở Úc, phần lớn điện được sản xuất từ than, và do đó họ muốn đầu tư mạnh vào hạt nhân,” ông nói với SBS News.

Source: SBS
Đức đóng cửa ba lò phản ứng hạt nhân cuối cùng vào tháng 4/2023, trong khi Bangladesh, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu xây dựng các lò phản ứng đầu tiên.
Lò phản ứng hạt nhân cuối cùng được hoàn thành khi nào?
Hồi tháng trước, lò phản ứng thứ tư tại Nhà máy Vogtle ở tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ đã bắt đầu hoạt động.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, việc bổ sung hai lò phản ứng vào nhà máy đã vượt quá ngân sách 17 tỷ đô la Mỹ (tương đương 25 tỷ đô la Úc), và tiêu tốn tổng cộng 30 tỷ đô la Mỹ (44,9 tỷ đô la Úc).
Ở phía tây bắc nước Pháp, nhà máy Flamanville đã bắt đầu sản xuất điện chậm hơn 12 năm so với kế hoạch và vượt ngân sách gấp bốn lần.
Ngân sách ban đầu là 3,3 tỷ euro (5,3 tỷ đô la Úc), và sau đó đã tăng vọt lên 12,7 tỷ euro (20,4 tỷ đô la Úc).

Source: SBS
CSIRO ước tính chi phí trung bình cho một đơn vị năng lượng sẽ là $141 đến $233 cho mỗi MWh nếu một lò phản ứng hạt nhân lớn được xây dựng vào năm 2030.
Trong khi đó, chi phí điện bình quân cho năng lượng mặt trời và gió là $89 đến $125 cho mỗi MWh vào năm 2030.
Năng lượng hạt nhân có giúp giảm giá điện ở các quốc gia khác?
Các chuyên gia có nhiều ý kiến khác nhau về việc chuyển sang năng lượng hạt nhân có giúp giá điện rẻ hơn hay không.
Trong trường hợp của tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ, phần lớn chi phí được chuyển cho người tiêu dùng.
Hoá đơn tiền điện hàng tháng của người dân đã tăng 10%, tức 14 đô la Mỹ (21 đô la Úc), theo tính toán của The Atlanta Journal-Constitution dựa trên bảng giá của công ty Georgia Power.
Ông Dylan McConnell, nhà nghiên cứu hệ thống năng lượng thuộc Đại học New South Wales, cho biết các ví dụ ở nước ngoài đã chứng minh rằng việc xây dựng các nhà máy điện “chắc chắn không hề rẻ”.

Source: SBS
Nhưng theo ông McConnell, dẫn chứng về Ontario của Liên đảng không phản ảnh đầy đủ chi phí tại Úc vì “chúng ta đang nói về thứ gì đó được xây dựng cách đây khá lâu, phần lớn đã khấu hao, và vốn đã trả hết”.
“Ngay cả trong trường hợp đó ... Chi phí bán sỉ điện từ năng lượng hạt nhân ở đó là khoảng $110/MWh, mắc hơn giá bán sỉ ở hầu hết các tiểu bang của Úc,” ông nói.
Theo phúc trình Quarterly Energy Dynamics mới nhất của cơ quan điều hành thị trường năng lượng Úc AEMO, giá bán sỉ ở NSW là $87/MWh, ở Tasmania $67/MWh, ở Nam Úc $55/MWh, và ở Victoria $52/MWhtrong quý 1/2023.
Queensland là trường hợp ngoại lệ duy nhất, với mức giá $118/MWh.

A fourth reactor at a nuclear plant in the US state of Georgia started operating last month. Source: AAP / Mike Stewart/AP
“Có một khoản đầu tư ban đầu rất lớn và sau khi các nhà máy được xây dựng và bắt đầu hoạt động, chi phí vận hành tương đối rẻ và sau đó bạn sẽ thu hồi được khoản đầu tư. Nhưng phải mất một thời gian dài,” ông nói.
Ông Preuss ước tính chi phí sẽ giảm khi nhiều lò phản ứng hạt nhân được xây dựng hơn và khi ngành kỹ nghệ này đã ổn định.
Ông lấy ví dụ Pháp và Thụy Điển, cả hai quốc gia này đều có giá điện rẻ hơn mức trung bình của EU, và lượng khí thải cũng thấp hơn Đức.
Theo trang Electricity Maps, nơi hiển thị lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu theo thời gian thực, Đức có lượng khí thải nhà kính trên mỗi kilowatt giờ cao hơn Pháp khoảng tám lần và cao hơn Thụy Điển 16 lần trong hệ thống điện vào năm 2023.

The Opposition has proposed building nuclear reactors on the sites of seven retired coal-fired power stations across Australia, such as Liddell in NSW. Source: AAP / Mark Baker/AP
“Tại Vương quốc Anh, một trang trại điện gió ngoài khơi lớn đã bị hủy bỏ … vì chi phí đã tăng quá nhiều đến mức họ phải dừng dự án.”
Ông Preuss đề cập đến một khu phức hợp trang trại gió ngoài khơi được quy hoạch ở Norfolk, Vương quốc Anh, được cho là không còn khả thi vào năm 2023, sau khi chi phí ước tính tăng từ 10 tỷ bảng Anh (tương đương 19 tỷ đô la Úc) lên 13 tỷ bảng Anh (24,7 tỷ đô la Úc).
Vattenfall, công ty năng lượng Thụy Điển có kế hoạch xây dựng khu phức hợp, cho biết chi phí xây dựng một trang trại gió đã tăng tới 40%.
Kết luận cuối cùng
Cả hai chuyên gia đều đồng ý rằng Úc nên giữ thái độ cởi mở về hạt nhân, nhưng ông McConnell nhấn mạnh rằng hạt nhân không giải quyết được những lo ngại cấp bách về năng lượng.
“Nó không giải quyết được những vấn đề cấp bách mà chúng ta đang phải đối mặt. Chính sách cho 2-3 năm tới là gì? Chúng ta đã đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than, chúng ta phải đạt được các mục tiêu phát thải, chúng ta hiện đang phải chịu mức chi phí điện cao,” ông nói.
Ông McConnell cảnh báo rằng việc làm chậm quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và kéo dài việc sử dụng nhiệt điện than có thể gây tốn kém trong khi vẫn làm tăng lượng khí thải.
Còn ông Preuss thì cho biết Úc cần một giải pháp để tăng gấp ba sản lượng điện nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
“Cuộc thảo luận mà chúng ta thực sự cần ở Úc, giống như ở mọi quốc gia dân chủ khác trên thế giới, là chúng ta cần một sự kết hợp các loại năng lượng,” ông nói.
“Nó không nên là năng lượng hạt nhân hay năng lượng tái tạo, mà phải là năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân vì đây là hai thứ rất khác nhau. Một thứ có thể cung cấp cho bạn tải cơ bản, nghĩa là nó luôn ở đó. Còn thứ kia thì không phải lúc nào cũng ở đó.”