Key Points
- ASIC cho biết căng thẳng về nợ thế chấp ở Úc đang ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- Theo ASIC, 35% người đi vay đã từ bỏ việc làm hồ sơ xin hỗ trợ khó khăn do quy trình ngân hàng phức tạp.
- Thông báo gặp khó khăn mang nợ thế chấp đã tăng 54% trong quý 4 năm 2023, với 1,35 triệu người mang nợ thế chấp có nguy cơ bị căng thẳng.
Cơ quan giám sát doanh nghiệp cho biết những tổ chức cho vay tiền đã khiến việc nộp đơn xin hỗ trợ tài chính trở nên khó khăn đến mức cứ ba người sở hữu nhà đang phải vật lộn với căng thẳng nợ thế chấp phải từ bỏ quy trình này.
Một báo cáo gay gắt từ Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) cho biết các tổ chức cho vay, cả ngân hàng và phi ngân hàng, đang làm tuyệt vọng những khách hàng đang gặp khó khăn.
Số lượng thông báo khó khăn do khách hàng gửi đến đã tăng 54% trong quý cuối cùng của năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái.
"Trong những trường hợp xấu nhất, các tổ chức cho vay đã làm ngơ trước các thông báo khó khăn, từ bỏ những khách hàng cần sự hỗ trợ của họ một cách hiệu quả," Chủ tịch ASIC Joe Longo cho biết trong một thông cáo.
Báo cáo cho thấy 35% người đi vay đã bỏ qua các quy trình nộp đơn xin hỗ trợ khó khăn ít nhất một lần.
Căng thẳng nợ thế chấp ở Úc đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Theo nghiên cứu của Roy Morgan, ước tính có khoảng 1,35 triệu người mang nợ thế chấp, hơn một phần tư trên toàn quốc, có nguy cơ gặp căng thẳng về nợ thế chấp trong quý tính đến tháng Ba năm 2023.
Căng thẳng về thế chấp đối với người mua là chủ sở hữu nhà ở đã gia tăng kể từ khi Ngân hàng Trữ kim Úc bắt đầu tăng lãi suất vào tháng Năm năm 2022 và hiện đang ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
"Quá nhiều người Úc đang gặp khó khăn về tài chính nhận ra thật quá khó để nhận được sự giúp đỡ từ những tổ chức cho vay và đã đến lúc phải cải thiện điều đó một cách có ý nghĩa," ông Longo nói.
Báo cáo ASIC lấy dữ liệu từ 30 tổ chức cho vay và xem xét kỹ lưỡng 10 tổ chức cho vay lớn nhất cùng với 80 trường hợp điển hình.
Những lý do hàng đầu đằng sau thông báo khó khăn của khách hàng là do cam kết quá mức, tiếp theo là thu nhập giảm, lý do y tế, thất nghiệp và ly thân.
Báo cáo cũng cho thấy 2 trong 5 khách hàng nhận được hỗ trợ đã rơi vào tình trạng nợ đọng khi kết thúc thời gian hỗ trợ.
Ủy viên ASIC Alan Kirkland cho biết các chương trình hỗ trợ khó khăn tài chính của các tổ chức cho vay không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay.
"Nhiều tổ chức cho vay không tính đến các tình huống riêng biệt của khách hàng mà thay vào đó cung cấp một cách tiếp cận được tiêu chuẩn hóa phù hợp với tất cả mọi người," ông nói.
Cơ quan quản lý cũng lưu ý việc thiếu sự sắp xếp đầy đủ cho những người Úc dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người phải đối mặt với bạo hành trong nhà hoặc gia đình.
"Việc thiếu sự hỗ trợ và trong một số trường hợp, việc không phản hồi khi khách hàng cho biết họ đang gặp khó khăn là điều không thể chấp nhận được và làm tăng thêm nỗi đau của những khách hàng vốn đang phải vật lộn với mức độ căng thẳng và lo lắng ngày càng cao," ông Kirkland cho biết.
"Chúng tôi khuyến khích những người lo lắng về việc trả nợ hãy liên hệ với tổ chức cho vay và nếu không hài lòng với phản hồi, hãy khiếu nại với họ."
Bảy trong số 10 ngân hàng lớn được xem xét trong báo cáo đã đưa ra các chương trình cải thiện việc quản lý khó khăn và tất cả 10 ngân hàng này sẽ được yêu cầu chuẩn bị kế hoạch hành động để ứng phó.
"ASIC hy vọng tất cả những tổ chức cho vay sẽ hành động dựa trên những phát hiện được nêu trong báo cáo này và ưu tiên cải thiện cách tiếp cận của họ để hỗ trợ những khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính," ASIC cho biết trong một thông cáo.