Theo một báo cáo quan trọng được tạp chí y khoa hàng đầu thế giới The Lancet công bố hôm thứ Tư, số người mắc chứng suy giảm trí nhớ trên toàn cầu có thể tăng gấp đôi, lên đến 153 triệu người vào năm 2050.
Dementia không phải là một căn bệnh cụ thể, mà là thuật ngữ chung mô tả một nhóm các triệu chứng do các rối loạn ảnh hưởng đến não gây ra. Dạng phổ biến nhất là bệnh Alzheimer.
Các nhà nghiên cứu đã liệt kê mức lipoprotein mật độ thấp — còn được gọi là cholesterol "xấu" — và tình trạng mất thị lực không được điều trị là các yếu tố nguy cơ mới được xác định. Cả hai yếu tố được dán nhãn tương ứng là các yếu tố nguy cơ ở tuổi trung niên và tuổi già.
Các nhà nghiên cứu nói rằng các yếu tố nguy cơ đó đều có thể thay đổi, kiểm soát hoặc tránh được. Nhưng việc thay đổi, kiểm soát và phòng ngừa không phải lúc nào cũng đơn giản, và có thể cần đến các biện pháp can thiệp y tế công cộng.
Theo báo cáo, khoảng 45% các trường hợp dementia có thể được ngăn ngừa hoặc trì hoãn bằng cách giải quyết hai yếu tố nguy cơ nêu trên, cùng với 12 yếu tố đã được xác định trước đó. Cụ thể là các yếu tố: suy giảm thính lực, trầm cảm, hút thuốc, huyết áp cao, uống nhiều rượu, béo phì, ô nhiễm không khí, chấn thương não, tiểu đường, sống tách biệt xã hội, ít vận động và thiếu kiến thức.
"Số người mắc chứng dementia sẽ tăng ở mọi quốc gia và các nhà hoạch định chính sách nên ưu tiên các nguồn lực để giảm thiểu rủi ro nhằm ngăn ngừa hoặc trì hoãn chứng dementia, và chú trọng các biện pháp can thiệp để cải thiện các triệu chứng và cuộc sống cho những người mắc chứng dementia và gia đình của họ", báo cáo cho biết.
Các tác giả của báo cáo thừa nhận rằng các yếu tố không thể thay đổi như di truyền và tuổi tác, vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, cũng là các yếu tố rủi ro chính.
Dementia là gì và nó phổ biến như thế nào?
Dementia không phải là một căn bệnh cụ thể mà là một thuật ngữ chung cho một nhóm các triệu chứng do các rối loạn ảnh hưởng đến não gây ra, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, lời nói, suy nghĩ, tính cách, hành vi và khả năng vận động.
Đây là một căn bệnh thoái hóa giai đoạn cuối.
Dementia có nhiều dạng, phổ biến nhất là bệnh Alzheimer.
LISTEN TO

New portal helping people with dementia
SBS News
05:56
Tổ chức Dementia Australia ước tính có hơn 421.000 người Úc đang sống chung với chứng dementia.
Dementia là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở Úc và là nguyên nhân tử vong chính ở phụ nữ.
Một nghiên cứu gần đây của Viện Y tế và Phúc lợi Úc do Dementia Australia ủy quyền dự đoán tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng vọt lên 94% vào năm 2054, trừ khi có bước đột phá về y khoa.
Phòng ngừa chứng dementia
Tác giả chính của nghiên cứu, bà Gill Livingston, cho biết mặc dù nhiều người tin rằng tình trạng suy giảm trí nhớ là "không thể tránh khỏi", nhưng thực tế không phải vậy.
"Báo cáo của chúng tôi kết luận rằng bạn có thể gia tăng đáng kể khả năng không mắc chứng dementia hoặc đẩy lùi sự khởi phát của chứng bệnh này", bà bà Gill Livingston nói với The Guardian.
"Điều quan trọng nữa là phải nhấn mạnh rằng, mặc dù hiện chúng ta có bằng chứng mạnh mẽ hơn cho thấy việc tiếp xúc lâu hơn với các nguy cơ thể sẽ có tác động lớn hơn ... nhưng phòng ngừa không bao giờ là quá sớm hay quá muộn".
Một số chuyên gia khác đã thận trọng hơn trong việc đánh giá các phát hiện của báo cáo.
Nhưng Giáo sư Tara Spires-Jones, giám đốc Trung tâm Khoa học Não bộ Khám phá của Đại học Edinburgh, nói với BBC rằng nghiên cứu không thể kết luận chắc chắn các yếu tố có thể thay đổi trực tiếp với chứng dementia.
Và Giáo sư Charles Marshall, từ Đại học Queen Mary London, nói với BBC rằng nên tránh việc cho rằng những người bị dementia có thể tránh được bệnh nếu họ thay đổi lối sống. Ông nói rằng phần lớn điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.