Tuyên bố rằng chính phủ đã hủy 10.000 thị thực của 'tội phạm bạo lực', nên được dẹp bỏ

Senator Jane Hume

Senator Jane Hume Source: AAP Image/Mick Tsikas

NHỮNG GÌ ĐÃ ĐƯỢC TUYÊN BỐ

Chính phủ liên đảng đã hủy thị thực của 10.000 người phạm tội hình sự bạo lực kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2013.

NHẬN ĐỊNH CỦA AAP FACTCHECK

Hầu hết là Sai. Con số 10.000 này là nói đến số lượng thị thực bị hủy và bị từ chối đối với những người bị coi là có hạnh kiểm xấu, không chỉ là các tội phạm bạo lực. Một số các trường hợp hủy này sau đó đã được đảo ngược.

 đã khiến một thượng nghị sĩ của Liberal (Đảng Tự do) tuyên bố rằng thị thực của 10.000 “người phạm tội hình sự bạo lực” đã bị hủy kể từ khi liên đảng lên nắm quyền.

Tuyên bố này nói đến các thị thực bị hủy và bị từ chối theo  (điều 501 của Đạo luật Di trú), luật cho phép chính phủ từ chối thị thực đối với những người mang quốc tịch nước ngoài có hạnh kiểm xấu. Nhưng tuyên bố này hầu hết là sai và có hai điểm không chính xác đáng kể.

Thứ nhất, con số 10.000 dựa vào kết quả sau khi cộng số lượng thị thực bị hủy (khoảng 7.000) và thị thực bị từ chối (khoảng 3.000) lại với nhau, được cấp theo Điều 501, vốn là hai thứ khác nhau.

Thứ hai, những người nước ngoài có thị thực của họ bị hủy theo Điều 501 không phải tất cả đều là “người phạm tội hình sự bạo lực”. Mặc dù hành vi hình sự bạo lực là lý do để đa số các trường hợp bị hủy thị thực theo Điều 501, nhưng nhiều trường hợp hủy là liên quan đến các tội không phải bạo lực hoặc do người mang thị thực có những dính líu với các tội phạm được biết đến.

Ngoài ra, một số trường hợp bị hủy thị thực sau đó đã được đảo ngược khi kháng cáo.

Tuyên bố về số lượng thị thực bị hủy, được Thượng Nghị sĩ , bộ trưởng đặc trách tiền hưu bổng, các dịch vụ tài chính và kinh tế kỹ thuật số đưa ra vào ngày 16 tháng 2.  nói: “Kể từ khi Liberals (Đảng Tự Do) lên nắm Chính phủ, chúng tôi đã hủy 10.000 thị thực của những người phạm tội hình sự bạo lực, so với 1.000 thị thực dưới thời của Labor (Đảng Lao động).”

Văn phòng của Thượng Nghị sĩ Hume đã xác nhận với AAP FactCheck trong một thư điện tử rằng bài đăng này nói đến các thị thực bị hủy theo section 501 của Migration Act.

Theo , bộ trưởng Home Affairs (Bộ Nội vụ) có thể hủy hoặc từ chối thị thực đối với bất kỳ người nào mà bộ trưởng tin là đã phạm tội trong trung tâm tạm giam di trú hay trong khi trốn khỏi trung tâm tạm giam di trú, đã dính líu đến một nhóm hình sự nào đó, đã dính líu đến việc chuyển lậu người, buôn bán người, diệt chủng hay tội phạm chiến tranh, hoặc nếu ai đó bị coi là nguy hiểm đối với cộng đồng Úc.

Ngoài ra, Điều 501(3A) nói rằng thị thực của một người phải bị hủy nếu họ đã từng phạm tội tình dục liên quan đến trẻ em hoặc nếu họ có “hồ sơ phạm tội đáng kể”. Đương đơn xin thị thực bị coi là có “hồ sơ phạm tội đáng kể” nếu họ đã từng bị kết án ít nhất 12 tháng tù (trong một bản án đơn lẻ hoặc tổng cộng lại của nhiều bản án).

Trong thời gian từ ngày 11 tháng 12 năm 2014, đến ngày 31 tháng 1 năm 2022, chính phủ liên bang đã hủy 7.007 thị thực và từ chối 3.151 thị thực dựa trên section 501 của Migration Act, theo dữ liệu của Home Affairs được cung cấp cho AAP FactCheck.

, giám đốc nghiên cứu của  (Trung tâm Di trú và Hội nhập Monash) tại Monash University (Đại học Monash), cho AAP FactCheck biết rằng các trường hợp bị hủy thường liên quan đến các cư dân của Úc mang quốc tịch nước ngoài trong khi các trường hợp bị từ chối thị thực thường là đối với người nước ngoài xin thị thực trước khi vào Úc hoặc những người mang thị thực tạm thời đang nộp đơn xin tư cách thường trú. Việc trộn lẫn các trường hợp hủy và từ chối không phải là cách sử dụng dữ liệu “công bằng hay có trách nhiệm”, bà Powell nói trong thư điện tử.

Mặc dù có thể là đúng khi nói rằng khoảng 10.000 thị thực đã bị hủy hoặc bị từ chối theo section 501, nhưng bà Hume không chính xác trong tuyên bố của mình rằng 10.000 thị thực đã bị ‘hủy’.

Một sai sót lớn hơn trong tuyên bố của bà Hume là các trường hợp bị hủy thị thực theo Điều 501 không chỉ liên quan đến phạm tội bạo lực không thôi, như được tuyên bố trong bài đăng trên Facebook của bà. Lý do thường gặp nhất đối với việc bị hủy thị thực theo Điều 501 là phạm tội mua túy, với con số là 1.359 thị thực, chiếm 19 phần trăm trong tất cả các trường hợp hủy trong thời gian từ ngày 11 tháng 12 năm 2014, đến ngày 31 tháng 1 năm 2022, theo dữ liệu của Home Affairs được cung cấp cho AAP FactCheck.
AAP FactCheck
Source: AAP Factcheck
Các trường hợp hủy thị thực theo section 501, theo loại tội phạm

Từ ngày 11 tháng 12 năm 2014 đến ngày 31 tháng 1 năm 2022

 

 

Gian lận, lừa đảo, "phạm tội văn phòng" chiếm 307 trường hợp, hoặc khoảng bốn phần trăm, số các trường hợp bị hủy, tội về lái xe chiếm 121 trường hợp hay khoảng hai phần trăm và "các tội không phải bạo lực" không được định rõ khác chiếm 369, hay khoảng năm phần trăm các trường hợp bị hủy.

Mặc dù các phân loại bị hủy thị thực được cung cấp cho AAP FactCheck không ghi rõ ràng là tội 'bạo lực' và 'không phải bạo lực', nhưng hành vi không phải bạo lực có vẻ chiếm một số lượng đáng kể trong các trường hợp bị hủy thị thực theo section 501, bao gồm các tội danh.

Một  từ  (Trung tâm Theo dõi Vấn đề Qua lại Biên giới) của Monash University tranh luận rằng "các phân loại bị hủy thị thực nhiều nhất theo loại phạm tội trầm trọng nhất là về hành hung thông thường (có thể rất nhẹ hoặc dẫn đến gây đau đớn đáng kể mà không đủ để thuộc vào loại gây đau đớn trầm trọng), các tội về ma túy (có thể bao gồm sở hữu cá nhân hoặc các tội được cho là 'không có nạn nhân' khác) và các hình thức khác của tội không phải bạo lực, bao gồm các tội về lái xe, mà có thể không gây đau đớn trầm trọng cho các cá nhân " (xin xem trang 7).

Tuyên bố của Thượng Nghị sĩ Hume còn bỏ sót một sự thực là một số thị thực bị hủy đã được khôi phục khi kháng kiện. Theo , 25 phần trăm trong số các trường hợp bị hủy thị thực theo Điều 501 trong năm 2020-21 được kháng cáo (trang 70), và 33 phần trăm các trường hợp kháng cáo này đã thành công trong việc đảo ngược hoặc làm thay đổi quyết định ban đầu (trang 48).

Các con số thống kê về các trường hợp kháng cáo theo section 501 còn có trong , cho thấy 17 phần trăm các trường hợp kháng cáo trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2020 được thay đổi hoặc được đảo ngược khi kháng kiện (xin xem Bảng 4, trang 3).

Khi được hỏi về nguồn cho tuyên bố rằng 1.000 thị thực của tội phạm bạo lực bị hủy dưới thời của Labor, văn phòng của Thượng Nghị sĩ Hume nói đến  bởi Bộ Trưởng Home Affairs, Karen Andrews vào ngày 15 tháng 2 (xin xem trang 30). Theo dữ liệu từ  (Thanh Tra viên Liên bang), trong thời gian từ năm tài khóa 2007/08 đến năm tài khóa 2012/13, khi lần gần đây nhất Labor nắm chính phủ, tổng số có 675 thị thực bị hủy theo Điều 501 của Migration Act.

Số lượng các trường hợp bị hủy thị thực theo Điều 501 tăng mạnh sau khi chính phủ liên đảng đưa vào áp dụng các luật lệ mới vào năm 2014 đòi hỏi bắt buộc việc hủy thị thực trong một số hoàn cảnh nhất định (xin xem trang 3 của báo cáo của Ombudsman).

NHẬN ĐỊNH CUỐI CÙNG

Tuyên bố rằng chính phủ đã hủy thị thực của 10.000 “người phạm tội hình sự bạo lực”, có hai sai sót lớn.

Vấn đề thứ nhất là con số 10.000 bao gồm cả các trường hợp bị hủy thị thực và bị từ chối cấp thị thực, vốn là hai thứ khác nhau.

Vấn đề thứ hai và là vấn đề lớn hơn của tuyên bố này là không phải tất cả các trường hợp bị hủy thị thực theo Điều 501 của Migration Act đều liên quan đến hành vi hình sự bạo lực. Một số lượng đáng kể các trường hợp bị hủy thị thực là do các tội hình sự không phải bạo lực hoặc dính líu với các tội phạm được biết đến.

Hầu như Sai – Tuyên bố này hầu như không chính xác nhưng có những phần nhỏ là sự thật.

* AAP FactCheck là thành viên được công nhận của (Mạng lưới Quốc tế về Kiểm tra Dữ kiện Thực tế). Muốn được cập nhật về những kiểm chứng dữ kiện thực tế mới nhất của chúng tôi, hãy theo chúng tôi trên  và .


Share
Published 2 March 2022 1:48pm
By AAP FactCheck
Source: AAP


Share this with family and friends