Nhiều chính phủ địa phương trên toàn cầu đang hết sức khó khăn trong nỗ lực hạn chế số lượng du khách tăng vọt đến các điểm đến nổi tiếng và địa điểm nghỉ dưỡng phổ biến.
Lượng khách du lịch đổ về đã làm tăng tình trạng đông đúc tắc nghẽn, người dân địa phương cho rằng điều này cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường, giá cả sinh hoạt và trong một số trường hợp là sự an toàn.
Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản là một trong những nơi đang siết chặt tình trạng du lịch quá mức bằng cách áp dụng việc thu phí nếu muốn leo lên ngọn núi lửa đang hoạt động này.
Từ hôm thứ Hai, đỉnh núi cao nhất Nhật Bản sẽ thu phí 2.000 yên (18,60 đô la) trên đường mòn Yoshida nổi tiếng và đóng cửa lối vào khi vượt quá giới hạn 4.000 du khách mỗi ngày.
Giới chức địa phương cho biết lượng khách du lịch đến Nhật Bản tăng đột biến gần đây đã dẫn đến thiệt hại môi trường mức độ cao và các tai nạn liên quan đến người leo núi không chuẩn bị đầy đủ cần được cứu hộ.
Họ hy vọng mức phí mới và thời gian vào cửa hạn chế — từ 3 giờ sáng đến 4 giờ chiều — sẽ ngăn chặn tình trạng leo núi không an toàn và giảm tình trạng quá tải tại Di sản Thế giới này.
Tùy thuộc vào hiệu quả của giải pháp du lịch này, một khoản phí tương tự có thể được áp dụng tại các điểm tham quan du lịch khác của Nhật Bản trong tương lai.
Du lịch mang lại động lực kinh tế sinh lợi cho nhiều điểm đến nhưng Nhật Bản không đơn độc trong cuộc chiến chống lại tình trạng quá tải.
Nhìn về một số địa điểm nổi tiếng khác trên thế giới, nơi chi phí tham quan cũng đang tăng lên sẽ thấy được điều đó.
Galapagos
Quần đảo Galapagos, cách bờ biển Ecuador 900 cây số, sẽ tăng gấp đôi phí vào cửa đối với khách du lịch từ tháng Tám.
Để đến thăm quần đảo nổi tiếng với loài rùa khổng lồ này, du khách sẽ phải trả 200 Mỹ kim (300 Úc kim), tăng gấp đôi phí trước đó.
Công dân Ecuador cũng chứng kiến mức giá địa phương tăng 500 phần trăm.

A male Galapagos tortoise can weigh up to 227kg. Source: Getty / .
Số lượng chuyến bay đến các đảo cũng đã bị hạn chế kể từ năm 2012.
Bali
Hồi tháng Hai, Bali đã áp dụng mức thuế du lịch một lần là 150.000 IDR (15 đô la) cho tất cả du khách quốc tế.
Điểm đến nghỉ dưỡng nổi tiếng này đã áp dụng mức thuế này để "cải thiện việc quản lý chất thải, [và] bảo tồn các di tích văn hóa và môi trường địa phương", theo Thứ trưởng Bộ Du lịch Indonesia.
Hơn 1,3 triệu người Úc đã đến thăm Indonesia vào năm 2023, phần lớn đến Bali, khiến nơi đây trở thành điểm đến phổ biến nhất của quốc gia này.
Venice và những điểm nóng khác của châu Âu
Hồi tháng Tư, Venice bắt đầu tính phí tham quan trong ngày là 5 euro (8 đô la), theo một chương trình thử nghiệm nhằm ngăn chặn dòng du khách đổ về trong thời gian cao điểm.
Giới chức du lịch của thành phố cho biết họ muốn "bảo vệ không gian của cư dân" và tìm ra sự cân bằng mới với khách du lịch.

Venice attracts about 20 million visitors annually. Source: AFP / Marco Bertorello / AFP via Getty Images
Chính phủ Hà Lan đã tăng giá phòng lên 12,5 phần trăm, với giá phòng trung bình là 175 euro (282 đô la) tăng 21 euro (34 đô la). Trong khi hành khách đi du thuyền phải chịu mức thuế 11 euro (18 đô la) mỗi ngày.
Bhutan
Nằm sâu trong dãy Himalaya, quốc gia Bhutan chứng kiến lượng khách du lịch tăng từ 300 vào năm 1974 lên 315.600 vào năm 2019.
Nhằm bảo tồn môi trường tự nhiên của mình, Bhutan đã tăng Phí phát triển bền vững từ 65 Mỹ kim (98 Úc kim) lên 200 Mỹ kim (300 Úc kim) vào năm 2022, với mức phí khác áp dụng cho du khách từ Ấn Độ.
Tuy nhiên, khi ngành du lịch gặp khó khăn khi thoát khỏi đại dịch COVID-19, họ đã giảm một nửa mức phí hàng ngày xuống còn 100 Mỹ kim (200 Úc kim).
Mức giảm hiện tại có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng Tám 2027, với toàn bộ số tiền huy động được sẽ được dùng để phát triển bền vững cơ sở hạ tầng của đất nước này.
Hawaii
Josh Green, Thống đốc tiểu bang Hawaii, đã cố gắng thông qua khoản thuế khí hậu trị giá 25 Mỹ kim (38 Úc kim) để giảm số lượng du khách vào tháng Hai.
Dự luật đã được Hạ viện thông qua nhưng không được Thượng viện thông qua. Đây là năm thứ ba liên tiếp chính phủ Hawaii cố gắng đưa ra một khoản phí để giúp bảo vệ môi trường mong manh của mình.