Arab men sit at a shoemaker's stall with a replica of the FIFA World Cup trophy in the foreground
Arab men sit at a shoemaker's stall with a replica of the FIFA World Cup trophy in the foreground
This article is more than 2 years old

10 điều thú vị có thể bạn chưa biết về Qatar

Một quốc gia Hồi giáo giàu có nhưng bảo thủ. Nước chủ nhà của FIFA World Cup 2022. Các cáo buộc về hối lộ, ngược đãi lao động nhập cư và đàn áp cộng đồng LGBTQ+. Qatar đã thu hút sự chú ý của cả thế giới trong những tuần gần đây. Nhưng còn nhiều điều thú vị khác có thể bạn chưa biết!

Published 23 November 2022 10:47am
By Isabelle Lane, Ken Macleod
Presented by Đăng Trình
Source: SBS
Image: Qatar is the first country in the Middle East to host a FIFA World Cup, but there's more to the story than just football. (Sean Gallup/Getty Images)

1. Diện tích Qatar nhỏ hơn cả Sydney

Qatar là quốc gia nhỏ nhất từng đăng cai World Cup, với diện tích khoảng 11.586 km², nhỏ hơn cả Sydney (12.368 km²), nhưng lớn hơn Melbourne (9.990 km²).
A graphic showing the size of Qatar compared to the size of Sydney
Source: SBS
Diện tích Qatar chỉ bằng 0,15% nước Úc, trong khi dân số nước này chỉ có 3 triệu người, so với 25,7 triệu người tại Úc. Có ít hơn 400.000 người là công dân Qatar, còn lại là người nhập cư.

2. Một ông vua hâm mộ bóng đá

Quốc vương Qatar là Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani lên ngôi năm 2013, sau khi cha của ông là Sheikh Hamad thoái vị.

Sheikh Tamim tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia tại Sandhurst, Anh quốc, có ba người vợ và 13 người con.
A graphic showing how many children Qatar's ruler has
Source: SBS
Ông cũng là một người hâm mộ bóng đá và đã sở hữu câu lạc bộ Paris Saint-Germain (PSG) từ năm 2011 thông qua Qatar Sports Investments.

3. Số lượng nam giới gấp 3 lần nữ giới

Qatar có tỷ lệ phụ nữ thấp nhất trên thế giới, với chỉ một phần tư người dân nước này là nữ (25,04%).
A graphic showing that only one in four people in Qatar are women
Source: SBS
Sự chênh lệch này được thúc đẩy bởi những người nhập cư, chủ yếu là nam giới trẻ, đổ xô đến Qatar để tìm kiếm cơ hội việc làm. Chỉ 15% cư dân của nước này là công dân Qatar.

4. Tránh hôn và giơ ngón tay giữa ở nơi công cộng

Qatar là một quốc gia Hồi giáo vô cùng bảo thủ, do đó việc thể hiện tình cảm nơi công cộng, bao gồm nắm tay và hôn, không được khuyến khích.
A graphic showing activities that are banned or frowned upon in Qatar
Source: SBS
“Luật lệ và phong tục của Qatar rất khác so với Úc. Hình phạt có thể bao gồm sự trừng phạt về thân thể,” của chính phủ Úc cảnh báo.

Hành vi chửi thề và những cử chỉ thô lỗ, đặc biệt là giơ ngón tay giữa, sẽ bị pháp luật trừng phạt. Chụp ảnh các địa điểm nhạy cảm và người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ, cũng có thể khiến bạn gặp rắc rối.

Quy định về trang phục cũng khác với Úc khi du khách “phải che vai và đầu gối khi đến những nơi công cộng như bảo tàng và các tòa nhà chính phủ”.

Độ tuổi uống rượu hợp pháp ở Qatar là 21 tuổi. Việc uống rượu và say xỉn ở nơi công cộng, bên ngoài các khu vực được chỉ định, là bất hợp pháp.

Du khách cũng không được phép mang rượu vào Qatar, cũng như các nội dung khiêu dâm, sản phẩm làm từ thịt heo, súng đạn, sách và tài liệu tôn giáo không liên quan đến Hồi giáo.

Qatar cũng hình sự hóa các hành vi quan hệ tình dục giữa những người đồng giới hoặc những người chưa kết hôn.
Hành vi quan hệ tình dục đồng giới có thể đối với cả nam lẫn nữ.

FIFA và giới hữu trách Qatar đã bảo đảm rằng “mọi người đều được chào đón” và người hâm mộ bóng đá thuộc cộng đồng LGBTQ+ sẽ không phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong suốt giải đấu.

5. Đa số người dân sống ở thành thị

Đại dịch đã chứng kiến sự gia tăng số lượng người tại Úc rời bỏ thành phố để “về quê” sinh sống. Nhưng ở Qatar, lựa chọn này hoàn toàn không tồn tại.

Đất nước này hầu như không có đất canh tác, không có rừng và toàn bộ dân số sống ở thành thị, chủ yếu là thủ đô Doha.
A graphic showing how many people live in cities in various countries around the world
Source: SBS
Qatar cũng gần như hoàn toàn bằng phẳng, và điểm cao nhất chỉ cao 103 mét so với mực nước biển.

6. Doha là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới

Thủ đô Doha của Qatar luôn được xếp hạng là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới.

Theo Chỉ số tội phạm năm 2022 của Numbeo, Doha là thành phố an toàn thứ hai trên thế giới, đứng sau Abu Dhabi, UAE và trước San Sebastián, Tây Ban Nha.
A graphic showing the top five safest cities in the world according to Numbeo
Source: SBS
“Qatar có tỷ lệ tội phạm thấp. Móc túi, giật túi xách và các tội phạm ít nghiêm trọng khác hiếm khi xảy ra, nhưng vẫn có thể xảy ra. Hãy để mắt đến đồ đạc của bạn, đặc biệt là ở nơi đông người,” trang Smarttraveller viết.

Trong khi đó, Canberra xếp hạng 31, đứng sau Tampere, Phần Lan và trước Tallinn, Estonia.

7. Xếp hạng “tự do” thấp

Theo , Qatar có – không thay đổi so với năm 2021. Đất nước này cũng đạt được 7/40 điểm cho các quyền chính trị và 18/60 điểm cho các quyền tự do dân sự.

Freedom House là một tổ chức phi lợi nhuận ra đời năm 1941. Tổ chức này xếp hạng khả năng tiếp cận các quyền chính trị và quyền tự do dân sự của mọi người ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua bản phúc trình Freedom in the World hàng năm.

Qatar giành được độc lập vào năm 1971 và kể từ đó được cai trị bởi các tiểu vương (emir) xuất thân từ gia tộc Al Thani. Trước đó, Qatar là một vùng lãnh thổ được Anh quốc bảo hộ từ năm 1916.
A graphic showing Freedom House's freedom scores for five countries
Source: SBS
“Các tiểu vương cha truyền con nối của Qatar nắm giữ mọi quyền hành pháp và lập pháp, đồng thời kiểm soát ngành tư pháp. Các đảng chính trị không được phép thành lập, và các cuộc bầu cử duy nhất là dành cho một hội đồng thành phố tư vấn," Freedom House cho biết trong báo cáo năm 2022 của mình.

“Mặc dù công dân Qatar nằm trong số những người giàu có nhất thế giới, nhưng phần lớn dân số bao gồm những người không phải là công dân, không có quyền chính trị, ít quyền tự do dân sự, và khả năng tiếp cận cơ hội kinh tế bị hạn chế.”

trong báo cáo năm 2022 và được đánh giá là “có tự do”. Úc được chấm 39/40 điểm cho các quyền chính trị và 56/60 điểm cho các quyền tự do dân sự.

Chỉ có Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển đạt 100/100 điểm, tiếp đó là New Zealand với 99/100 điểm.

Syria đứng cuối danh sách, được đánh giá là “không có tự do” với số điểm 1/100, trong khi Bắc Hàn được chấm 3/100.

8. Trụ sở của một trong những tổ chức truyền thông lớn nhất thế giới

Mạng lưới truyền thông Al Jazeera tiếp cận hơn 270 triệu hộ gia đình tại hơn 140 quốc gia và có trụ sở tại Qatar.

Al Jazeera tiếng Ả Rập được thành lập năm 1996, và sau đó 10 năm là Al Jazeera tiếng Anh.

Tuy nhiên, “việc đưa tin về các vấn đề chính trị trong nước vẫn là một thách thức thực sự đối với các ký giả” ở Qatar, theo .
A graphic showing that Al Jazeera reaches more than 140 countries and 270 million households
Source: SBS
Al Jazeera tự mô tả mình là “một tổ chức tin tức độc lập được tài trợ một phần bởi chính phủ Qatar”.

“Mỗi công ty con trong Mạng lưới truyền thông Al Jazeera đều tuân theo các nguyên tắc và giá trị giống nhauđể trở nên thách thức và táo bạo, đồng thời mang đến tiếng nói cho những người không có tiếng nói ở một số nơi ít được báo cáo nhất trên thế giới,” .

9. Sự giàu có đến từ tài nguyên thiên nhiên

Qatar là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới và đã chi rất nhiều tiền cho World Cup, .

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Qatar là sau Luxembourg, Singapore và Ireland, với GDP bình quân đầu người là $93.521 (tính theo đơn vị “”). “Một đô la quốc tế sẽ mua được ở quốc gia được trích dẫn một lượng hàng hóa và dịch vụ tương đương với một đô la Mỹ mua được ở Hoa Kỳ,” theo định nghĩa của WB.

Qatar sở hữu phần lớn sự giàu có nhờ tài nguyên thiên nhiên, với dầu mỏ được phát hiện vào năm 1939, và30 năm sau đó là khí đốt tự nhiên.
A graphic showing the five richest countries in the world by GDP per capita (PPP)
Source: SBS
Vào năm 2020, Qatar là , và là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 16, theo trang OEC.

Qatar cũng tự hào có giếng dầu dài nhất thế giới với hơn 12 km.

10. Mọi con đường đều dẫn đến bóng đá

Trong thời gian diễn ra World Cup, trường học sẽ đóng cửa, người dân sẽ làm việc tại nhà, và không có phương tiện cá nhân nào được phép lưu thông trên đường ở Qatar.
A graphic showing that there will be 1,300 daily flights to the World Cup in Qatar
Source: SBS
Những người giữ (dành cho người hâm mộ bóng đá) sẽ được sử dụng phương tiện giao thông công cộng miễn phí.

Khoảng 1,2 triệu người dự kiến sẽ đến Qatar để tham gia World Cup 2022.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share